(Ảnh: dangcongsan.vn)
Theo đó, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN Chính phủ đã đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:
(1). Hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, tăng tính chủ động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN.
(2). Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước làm tiêu chí đánh giá chủ yếu. Chú trọng đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, kiên quyết tiết giảm chi phí, tinh giản bộ máy, nâng cao năng lực điều hành, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu; thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, bảo đảm đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên chức, người lao động.
(3). Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp.
(4). Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy mô lớn, có năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo để đầu tư phát triển trong một số ngành, lĩnh vực mới hoặc có tính chất quan trọng của nền kinh tế như: năng lượng (trong đó ưu tiên năng lượng tái tạo, năng lượng sạch), kết cấu hạ tầng quốc gia, tài chính, công nghiệp viễn thông, công nghiệp bán dẫn, công nghệ lõi...
(5). Đến hết năm 2025 phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể sau:
a) 100% tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước ứng dụng quản trị trên nền tảng số, thực hiện quản trị doanh nghiệp tiệm cận với các nguyên tắc quản trị của OECD;
b) Phấn đấu 100% tập đoàn kinh tế, tổng công ty có dự án triển khai mới, trong đó có một số dự án đầu tư tiêu biểu, có tính chất dẫn dắt, lan tỏa, mang thương hiệu của DNNN;
c) Có ít nhất 25 DNNN có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong Đó có ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức trên 5 tỷ đô la Mỹ;
d) 100% DNNN có định hướng và thực hiện chuyển dịch đầu tư, hướng đến các dự án đầu tư, sử dụng công nghệ xanh, sạch và giảm thải khí carbon;
đ) Đóng góp của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vào ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng khoảng 5% - 10% so với giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, Chính Phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là địa phương), Hội đồng thành viên, người đại diện phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương quán triệt, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau:
(1). Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách:
(2). Đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới DNNN:
(3). Đẩy mạnh việc huy động nguồn lực của DNNN tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước:
(4). Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN:
(5). Phát huy vai trò của tổ chức Đảng; coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra trong các DNNN:
Nghị quyết 68/NQ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành. (Trích lọc nội dung Nghị quyết 68/NQ-CP, nguồn: thuvienphapluat.vn)