Quảng cáo liên kết

Quảng cáo liên kết 2

Tin tức

Gía xăng dầu tăng cao kỷ lục, các doanh nghiệp sản xuất đương đầu với khó khăn

Sáng ngày 12/05, giá xăng tăng lên mức kỷ lục xấp xỉ 30.000 đồng/lít, là mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, đã tới mức “chịu đựng” của nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nhiều người tiêu dùng đã tính đến các phương án giảm chi tiêu, giảm đi lại… Doanh nghiệp cũng tìm cách cắt giảm chi phí hoặc tăng giá bán hàng hóa để bù đắp vào giá xăng dầu tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay.

(Ảnh: TL - zingnews.vn)

Những biến động tăng cao nhanh chóng của giá xăng dầu đang tác động lớn tới chi phí vận tải, logistics, giá hàng hóa... Việc giá nhiên liệu tăng vô hình chung khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó càng thêm khó, đặc biệt trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Giá xăng dầu tăng mạnh đang tác động đến những yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ngoài giá nguyên phụ liệu tăng 15-20% tùy chủng loại sản phẩm; còn phải kể đến chi phí vận chuyển từ xưởng sản xuất, nguyên liệu, chi phí chạy dầu của nhiều máy móc thiết bị... Những biến động giá xăng dầu khi đàm phán, ký kết với đối tác cũng đã được tính đến trong biên độ biến động giá của hợp đồng, cùng với giá nhân công, giá nguyên vật liệu. Tuy vậy, đến nay, biên độ tăng của giá xăng dầu đang nằm ngoài tính toán của doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp có nguy cơ lỗ hoặc hòa vốn khi thực hiện các đơn hàng đã ký.

Từ năm trước, hàng loạt doanh nghiệp đã có những cải tiến về công nghệ, giảm chi phí sản xuất để thích nghi với dịch bệnh, nhiều đối tác, bạn hàng cũ cũng đã dần quay trở lại. Đây là niềm hy vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp cùng bắt tay nhau phát triển trong năm 2022.

Tuy nhiên, với mức giá nhiên liệu tăng mạnh như hiện nay khiến chi phí doanh nghiệp nhìn chung bị đội lên khoảng 20-25%, bao gồm chi phí logistics, cước vận chuyển, giá nguyên phụ liệu sản xuất…trong khi đó lại không thể tăng thêm giá sản phẩm ngay để bù lỗ cho giá xăng dầu.

Đại diện các doanh nghiệp rất mong nhà nước, các bộ, ban, ngành có những giải pháp ổn định hoặc giảm giá nguyên liệu như giảm thuế, phí, bởi với xu hướng tăng giá và những biến động thế giới hiện nay, doanh nghiệp sẽ còn phải chịu áp lực lớn hơn nữa về cấu thành giá. Chính yếu tố này làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm khả năng phục hồi sau đại dịch. Mặt khác, những ưu đãi, gói hỗ trợ của Chính phủ về thuế, lãi vay ngân hàng…lại chưa đến tay doanh nghiệp bởi các thủ tục và điều kiện tiếp cận còn khó khăn. (Trích nguồn: vietnamplus.vn)